Những loài cây mang lại may mắn, cát tường theo phong thủy

Trong phong thủy có rất nhiều loài cây may mắn cát tường bởi tính chất ngũ hành, biểu tượng và ý nghĩa của nó đối với con người. Ngày tết, cây đào, cây quất, cây mai hay cây phật thủ đều là mang lại điềm lành và tiền tài tới cho gia chủ. Cây tre có thể mang tới tài lộc trường kỳ, trong khi cây kim tiền có thể tăng dương khí giúp gia chủ có được sự thịnh vượng sung túc.

1. Cây đào - Biểu tượng của sức khỏe và khả năng sinh sôi

Cây đào - Tinh hoa của Ngũ hành. Được xem là tinh hoa của Ngũ hành, theo phong thủy cây này có thể trị bách quỷ. Do đó khi đón năm mới mọi nhà hay trồng đào trước cửa nhà. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triể mạnh mẽ.
Những người độc thân nếu treo một bức tranh cây đào có quả trong phòng riêng thì sẽ may mắn trong đường tình duyên. Cũng có thể đặt một bức tượng hình cây đào ở hướng Tây Nam để có vận may trong quan hệ tình cảm.

Xem tử vi 12 cung hoang dao.


cây đào thế nhật tân
Cây đào đá - Biểu tượng của sức khỏe dồi dào
Cây đào kết quả tượng trưng cho sự thu hoạch, sụ kết quả hoặc sự đầu tư mang lại lợi lộc lớn. Cây đào trong kinh doanh sẽ đem lại nguồn cát khí lớn lao cho ngôi nhà, văn phòng hoặc cửa hàng kinh doanh. Đồng thời nó cũng thúc đẩy sự sáng suốt trong đầu tư và mang lại nhiều tài lộc.
Cây đào được làm từ đá quý mang tinh chất Thổ, không những là vật khí mang lại may mắn về tiền bạc mà đây còn là vật khí rất tốt cho sức khỏe và quan hệ gia đình cũng như tình duyên. Bởi quả đào là biểu tượng cho sức khỏe, bình an trường thọ và tình duyên may mắn.

Trong Bát vận, những quả đào bằng đá sẽ mang lại cát khí cho ngôi nhà hoặc căn phòng của bạn. Cũng có thể dùng để kích hoạt khí của vị trí Sơn tinh trong ngôi nhà để đem lại quan hệ gia đình thuận hòa, êm ấm.

Quả đào được làm bằng đá quý mang tinh chất Thổ nên trong Bát vận cát khí của nó rất lớn, có tác dụng rất hiệu quả trong phong thủy, đặc biệt nó góp phần tăng cường Thổ khí và đem lại tài lộc.
Có thể đặt cây trong phòng khách hoặc văn phòng, trong các cửa hàng kinh doanh buôn bán, trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Dùng để bày ở góc phía Đông Bắc hoặc Tây Bắc, Chính Tây.

2. Cây quất - Biểu tượng của kinh doanh phát đạt

Ngoài ra, trong phong thủy còn thường sử dụng cây chanh, cây quất, bởi vì quả của hai loại cây này khi chín có màu vàng, chín mọng được xem là tượng trưng cho vàng. Vào ngày tết, những gia đình người Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Malaysia thường trưng bày 2 chậu quất nặng trĩu trái ở hai bên cửa chính với hy vọng năm mới buôn bán làm ăn phát đạt, tiền bạc dồi dào, vạn sự hanh thông.
Đây cũng là loài cây mà những thương gia rất ưa chuộng với nguyện vọng mang lại sự phát đạt cho công việc kinh doanh của mình. Vì vậy, cũng như ở nhà, họ thường đặt 2 chậu quất lớn có nhiều trái chín, vàng trước cửa công ty, văn phòng.Xem boi tử vi tướng số 2016.
cây quất ngày tết
Cây quất được làm từ đá quý mang tính chất Thổ, không những là vật khí mang lại may mắn về tiền bạc mà đây còn là vật khí tốt đối với sức khỏe và quan hệ gia đình cũng như tình duyên. Bởi cây quất là biểu tượng cho sức khỏe, bình an, trường thọ và tình duyên may mắn.
Dùng trong phòng khách hoặc văn phòng, trong các cửa hàng kinh doanh buôn bán, trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Dùng để bày ở góc phía Đông Bắc hoặc Tây Bắc, chính Tây.

3. Hoa mai - Loài hoa báo xuân

Màu vàng của hoa mai thuộc hành Thổ trong Ngũ lành. Theo quan điểm của người Việt, Thổ luôn nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng tượng trưng cho sự thịnh rương.
Mai nở hoa lúc đông xuân giao mùa nên còn có tên à “hoa báo xuân”. 5 cánh hoa của nó là 5 thần cát tường, tượng trưng ngũ phúc: Vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi và hòa bình.
hoa mai ngày tết

4. Quả phật thủ - Hương thơm chữa bệnh

Phật thủ là một loại quả, vốn thuộc họ cam, bưởi nhưng hình dáng kỳ lạ, là một loại biến thể của quả thanh yên. Hình dạng của quả phật thủ rất độc đáo, trông giống như bàn tay người, phần trên mở, phân tách ra, nhìn giống ngón tay thuôn dài, phần dưới lại giống bàn tay, vì vậy được gọi là phật thủ (bàn tay Phật). Màu sắc, hương vị của phật thủ rất tuyệt vời, có giá trị sử dụng nhất định.
Phật thủ có hương thơm bền lâu, đặt trong phòng hương thơm không hết.
Phong thủy sử dụng lư hương đồng hình quả phật thủ cũng có tác dụng may mắn, xua đuổi khí xấu.
Phật thủ có hình dạng đặc biệt, đẹp mắt lại mang vẻ thần bí, đặc biệt có thể kích thích tới tâm lý tín ngưỡng và thẩm mỹ của mọi người. Do tên gọi và xuất xứ từ Ấn Độ mà trong quan niệm chung, phật thủ có liên hệ tới Phật tổ và có thể mang lại may mắn, thuận lợi, như ý.
Treo tranh vẽ phật thủ trong nhà cũng mang lại cát tường; bức tranh cát tường “học tiên học phật” là hình vẽ hoa thủy tiên và phật thủ, chính là ví phật thủ với Phật.
Mặt khác, do hiện tượng đồng âm giữa “phật” và “phúc”, nên đây còn là loại quả chúc phúc, cầu phúc khi đem tặng nhau. Trước đây có câu chúc “tam đa”, chỉ đa phúc, đa thọ, đa nam tử (nhiều con trai). Tam đa còn được gọi “hoa phong tam chúc”.
Ngày nay đồ trang sức bằng ngọc cũng hay chạm hình này. Đeo ngọc khí hình quả phật thủ trên người để cầu Phật phù hộ độ trì.
Ngoài ý nghĩa về mặt phong thủy, quả và hoa phật hủ đều được Đông y dùng làm thuốc. Tuy nhiên, những người có thể trạng hư nhược không nên dùng, người bình thường cũng không nên lạm dụng vì ăn quá nhiều Phật thủ sẽ gây tổn hao khí.

5. Quả cam - Biểu tượng của sự may mắn và sức khỏe

Cam là loại quả ngon ngọt, tốt cho sức khỏe. Nó tượng trưng cho sự may mắn và sức khỏe. Quả cam còn là hình ảnh của sự thu hoạch, kết quả hoặc thành tựu trong công việc, trong buôn bán kinh doanh. Quả cam bằng pha lê đem lại nguồn dương khí, có tác dụng hóa giải được hung khí chiếu đến, đem lại lợi lộc, sự may mắn và thịnh vượng.
Trong Bát vận, những quả cam bằng pha lê tượng trưng cho sao Bát bạch sẽ là vật phẩm quan trọng tiếp khí cho các cát tinh như: Bát bạch, Cửu tử, Thiên y, Diên niên để bổ sung tài lộc và sức khỏe. Cũng có thể dùng để kích hoạt khí của Sơn tinh trong ngôi nhà để đem lại quan hệ gia đình thuận hòa, êm ấm, con cái hiếu thuận, thành đạt.
Nên dùng trong phòng khách hoặc văn phòng, dùng trong phòng thờ. Đặc biệt tốt cho những nơi nhiều âm khí, thiếu ánh sáng. Đặt nơi các cát tinh chiếu đến như: Bát bạch, Cửu tử, Thiên y, Diên niên. Bày trên ban thờ cũng tốt cho việc thờ cúng, bày trên bàn học sẽ tốt cho sự nghiệp.
Tránh đặt nơi giường ngủ, nhà vệ sinh, trong bếp, nơi hung tinh Nhị hắc, Ngũ hoàng, Hoạ hại, Lục sát chiếm đóng.Tìm hiểu tư vi tuoi ti.

6. Cây kim tiền tăng cường dương khí

Cây xanh và quả chín luôn tượng trưng cho sự thu hoạch, sự kết quả hoặc thành tựu trong công việc, trong buôn bán kinh doanh. Cây kim tiền với những hoa quả bằng đá quý thạch anh hình đồng tiền âm dương đem lại vượng khí rất lớn. Nó có tác dụng hóa giải được hung khí chiếu đến, tăng cường dương khí, đem lại lợi lộc, sự may mắn và thịnh vượng, tăng cường bổ sung nguồn tài lộc.

Trong Bát vận, những hoa quả kim tiền bằng đá ngọc thạch anh tượng trưng cho sao Bát bạch sẽ là vật phẩm quan trọng tiếp khí cho các cát tinh như Bát bạch, Cửu tử, Thiên y, Diên niên để bổ sung tài lộc và sức khỏe cho gia chủ. Cũng có thể dùng kích hoạt khí của vị trí Sơn tinh trong ngôi nhà để đem lại quan hệ gia đình thuận hòa, êm ấm, con cái hiếu thuận, thành đạt.
Nên dùng trong phồng khách hoặc văn phòng, dùng trong phòng thờ. Đặc biệt tốt cho những nơi nhiều âm khí, thiếu dương khí. Đặt nơi các cát tinh chiếu đến như Bát bạch, Cửu tử, Thiên y, Diên niên. Bày trên ban thờ cũng rất tốt cho việc thờ cúng, bày trên bàn học sẽ tốt cho phát triển sự nghiệp.
Tránh đặt ở nơi giường ngủ, nhà vệ sinh, trong bếp.

7. Thạch lựu - Biểu tượng đông con, nhiều phúc

Thạch lựu được xem là “thạch lựu bách tử”, tượng trưng của “đa tử đa phúc” (đông con nhiều phúc). Trên thực tế, hoa và quả thạch lựu màu đỏ như lửa, quả lại 5 thể giải khát chống say, có giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng, vì vậy trở thành cây được trồng trong vườn của nhiều nhà. Không chỉ trong phong thủy mà ở dân gian, các gia đình đều trồng những cây lựu trước nhà bởi họ tin rằng, cây lựu luôn đem đến điềm may và tốt lành cho gia chủ.

8. Cây chanh, cây cam và sự thịnh vượng

Cây cam hoặc cây chanh có nhiều trái chín nặng trĩu tượng trưng cho sự thịnh vượng và tài lộc của gia đình. Những cây này thường trồng ở trước cổng nhà hoặc cổng công ty trong những ngày đầu năm. Nó là biểu tượng cát tường cho sự bắt đầu phát triển tài lộc.
Những quả cam chín vàng tượng trưng cho “vàng”, vì chữ cam phát âm là “kim” tức là “vàng”. Vì vậy, nếu trang trí những vật dụng có nhiều màu cam, vàng rực trong nhà vào những ngày đầu năm ngụ ý sẽ mang lại nhiều tài lộc. Điều này giải thích nguyên nhân vì sao mỗi dịp tết đến, chúng ta thường mua một chậu quất, chậu cam có nhiều trái chín vàng trong nhà.
Nếu trồng một cây cam trong vườn thì tốt nhất nên trồng ở hướng Đông Nam. Bởi vì, đây là hướng tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Nếu cây sai quả có thể mang lại may mắn, đại cát cho gia chủ.

9. Cây táo - Biểu tượng của con quý, thịnh vượng

Cây táo - Sinh được con quý. Táo là loại cây được trồng phổ biến, gỗ cứng có thể làm dụng cụ gia đình, điêu khắc, sách cổ thường gọi là “táo bản”; quả ăn vào có thể “bổ trung ích khí”. Cây táo ra quả rất sớm. Trong tiếng Hán, táo đồng âm với chữ “tảo” (sớm), phong tục dân gian đã từng vẽ táo chung với hạt dẻ (hoặc vải), vì đồng âm với “tảo lập tử” (sinh quý tử). Người ta thường mang táo và quế nguyên để làm quà tặng trong ngày hôn lễ, vì chúng đồng âm với “tảo sinh quý tử” (sớm sinh quý tử).
Quả táo - Biểu tượng của lợi lộc, may mắn và thịnh vượng
Quả táo còn là hình ảnh của sự thu hoạch, sự kết quả hoặc thành tựu trong công việc, trong buôn bán kinh doanh. Quả táo bằng pha lê đem lại dương khí, nó có tác dụng hóa giải được hung khí chiếu đến, đem lại lợi lộc, sự may mắn và thịnh vượng.
Trong Bát vận, những trái táo bằng pha lê tượng trưng cho sao Bát bạch sẽ là vật phẩm quan trọng tiếp khí cho các cát tinh như Bát bạch, Cửu tử, Thiên y, Diên niên để bổ sung tài lộc và sức khỏe. Cũng có thể dùng để kích hoạt khí của Sơn tinh trong ngôi nhà để tạo môi trường hòa thuận, êm ấm trong gia đình con cái hiếu thuận, thành đạt.
Nên dùng trong phòng khách hoặc văn phòng, dùng trong phòng thờ. Đặc biệt tốt cho những nơi nhiều âm khí, thiếu ánh sáng. Đặt nơi các cát tinh chiếu đến như: Bát bạch, Cửu tử, Thiên y, Diên niên. Bày trên ban thờ cũng rất có lợi cho việc thờ cúng, bày trên bàn học sẽ tốt cho con đường sự nghiệp.
Tránh đặt ở nơi giường ngủ, nhà vệ sinh, trong bếp, nơi hung tinh Nhị hắc, Ngũ hoàng, Hoạ hại, Lục sát chiếm đóng.

10. Cây tre và tài lộc trường kỳ

Trong phong thủy, cây tre là một trong những biểu tượng mạnh mẽ của sự trường thọ. Đồng thời, đây cũng là biểu tượng của tính kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh và khả năng chống chọi vói sóng gió của cuộc đời. 'Trong phong thủy, cây tre không chỉ là biểu tượng của trường thọ và sức khỏe mà còn là biểu tượng mạnh mẽ của tài lộc.
Bạn có thể treo tranh, hình cây tre trong nhà, văn phòng để tăng cường ý nghĩa cát tường trên. Đối với công việc buôn bán, khi có sự hiện hữu của cây tre trong cửa hàng thì nó sẽ tạo năng lượng tốt, chủ về sự bảo vệ và may mắn cho gia chủ. Việc làm ăn của bạn sẽ vượt qua những giai đoạn khó khăn và ngày càng phát đạt hơn.
Kích hoạt năng lượng của cây tre:
Trong phong thủy, cây tre có nhiều ứng dụng khác nhau. Nếu không có cây tre bạn cũng có thể dùng hai khúc tre, mỗi khúc khoảng vài đốt, kết hợp với những đồ vật trang trí phù hợp với Ngũ hành để tạo thành những vật trang trí đẹp mắt treo trên cổng vào cửa hàng. Lưu ý, khi treo hai khúc tre ngắn hãy chặt bỏ mắt tre sao cho hai đầu đều rỗng. Ngoài ra, để tăng cường năng lượng của tre bạn có thể cột dây ruy băng đỏ trên thân của cây tre cảnh.
Ngày nay, một số cửa hàng, shop thời trang thường có xu hướng chọn cây xanh để trang trí nhằm tạo cho không gian nét khoáng đạt. Trong đó, họ chọn một vài cây tre nhỏ trồng trước cửa ra vào. Điều này rất có lợi về mặt phong thủy, có thể giúp cho công việc buôn bán, kinh doanh của cửa hàng thu được nhiều tài lộc hơn.

11. Cây trúc - Một trong tuế hàn tam hữu

Từ xưa đến nay có rất nhiều từ phú ca tụng về cây trúc. Trúc có mối quan hệ mật thiết với dân sinh, có thể dùng để xây nhà, làm bút lông, làm giấy, dụng cụ gia đình và trạm trổ các bức tranh, về môi trường sống, trúc không héo rụng khi gặp sương tuyết, qua bốn mùa vẫn tươi tốt, đẹp nhưng không ẻo lả mà trang nhã, mộc mạc, đáng để thưởng lãm. Các văn nhân xem trúc như hiền nhân, quân tử. Sự cao phong lượng tiết của trúc khiến cho người ta ví với các hiền giả.
Trong các bức họa quý, người xưa thường gọi trúc, tùng và mai là “tuế hàn tam hữu”. Trúc, mai, nguyệt, thủy là “ngũ thanh đồ”; tùng, trúc, tuyên, lan và thọ thạch là
“ngũ thụy đồ”; và hình ảnh trúc thường được xuất hiện dưới ngòi bút của các họa gia.
Trúc có nhiều loại, có thể có trên trăm loại. Rất nhiều trúc đều có ngụ ý văn hóa. Như: Ban trúc sương kỷ), từ trúc (cũng được gọi là hiếu trúc, trúc mẫu tử), trúc la hán, trúc kim lương ngọc, thiên trúc (thiên trúc nam đại trúc)... Nếu vẽ trúc chung với bí đỏ, hoa dừa cạn, lấy ý nghĩa của các từ đồng âm thì có thể tạo thành ngụ ý “thiên địa trường xuân”, “thiên trường địa cửu”. Trúc lại đồng âm với từ “chúc” nên có hàm ý chúc phúc tốt đẹp.

12. Cây thông - Biểu tượng cho tinh thần và tuổi thọ

Trong môi trường khắc nghiệt, cây thông vẫn sừng sững chống chọi, ngoan cường chịu đựng. Cây thông là một biểu tượng quen thuộc trong phong thủy về tuổi thọ, đồng thời là nguồn cảm hứng sáng tác cho rất nhiều danh họa vẽ tranh thủy mặc.
Trong những bức tranh phong cảnh đó, cây thông thường được vẽ chung vói những tảng đá, loài hoa thủy tiên tượng trưng cho một cuộc sống với những thành tựu cá nhân lâu dài, hoặc với những khóm tre. Chúng làm nên hình ảnh ba người bạn trong sương gió, biểu tượng cho một tình bạn bền vững vượt qua mọi gian nan, thử thách.
Sự vững chãi của cây thông tiêu biểu cho khả năng sinh tồn ngay cả trong những điều kiện sống khắc nghiệt nhất.
Cây thông cũng là hình ảnh hiện diện trong văn chương. Trong những tác phẩm của Khổng Tử, thường xuyên sử dụng hình ảnh cây thông trong phép ẩn dụ hay tượng hình để minh họa cho sự vũ chắc, khả năng sinh tồn tuyệt vời ngay cả trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất. Cây càng cao tuổi càng quý. Có một cặp cây thông khỏe mạnh trong vườn là sở hữu một biểu tượng của cuộc sống hôn nhân lâu dài và bền chặt.

13. Cây nho đá quý - Linh vật trong phong thủy

Cây nho là tượng trưng cho sự thu hoạch, kết quả hoặc sự đầu tư mang lại lợi lộc lớn. Trong kinh doanh, cây nho có thể đem lại cát khí lớn lao cho ngôi nhà, văn phòng hoặc cửa hàng kinh doanh. Đồng thời, nó cũng mang lại sự đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc. Những trái nho bằng đá sẽ mang lại cát khí cho ngôi nhà hoặc căn phòng. Cũng có thể dùng để kích hoạt khí của vị trí Sơn tinh trong ngôi nhà để tạo không khí thuận hòa, êm ấm trong quan hệ gia đình êm ấm. Quả nho được làm bằng đá quý mang tinh chất Thổ nên trong Bát vận cát khí của nó rất lớn, có tác dụng rất hiệu quả trong phong thủy, đó là tăng cường Thổ khí và đem lại tài lộc.
Điều đặc biệt đối với cây nho này là nó được khắc trên một tảng đá quý nguyên vẹn, với kích thước thường là 60x30 cm. Vì thế, nguồn năng lượng mà nó mang lại rất lớn.
Có thể đặt cây trong phòng khách hoặc văn phòng, trong các cửa hàng kinh doanh buôn bán, trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Dùng để bày ở góc phía Đông Bắc hoặc Tây Bắc, chính Tây.

14. Cây hoa đá - Biểu tượng cát tường như ý

Cây hoa đá có lá màu xanh lục với đường gân bạc, lá dày nhưng mượt, hình dáng trang nhã. Vào mùa hè nếu đặt một cây hoa đá trên bàn trà hoặc cửa sổ sẽ có tác dụng giảm bớt không khí oi bức và khiến cho tâm trạng con người trở nên vui vẻ, thoải mái hơn. Dùng trong các dịp: Bình an, trừ tà, mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương, chúc mừng sinh con.
Nơi thích hợp để bày trí là: nhà ở, phòng họp, khách sạn, nhà hàng, văn phòng. Đặt tại hướng Bắc, Đông hoặc Tây Bắc.

15. Hoa mẫu đơn - Loài hoa vương giả, quốc sắc thiên hương

Ở các nước Châu Á, mẫu đơn là loài hoa vương giả, sang trọng, là biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp. Hoa mẫu đơn còn tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu. Còn trong ngôn ngữ các loài hoa phương Tây, nhờ những đặc tính y học tuyệt vời, mẫu đơn còn được xem như một loại dược thảo chữa bệnh và mang ý nghĩa “sự e lệ”.
Mẫu đơn có nguồn gốc từ Tây Tạng, là một trong những cây hoa được con người biết đến từ rất sớm, cách đây đã gần 4.000 năm.
Khi những nhà truyền giáo đạo Phật đến Nhật Bản, họ đã đem theo kiến thức về những bông hoa mẫu đơn này. Người Nhật luôn là một dân tộc yêu hoa, nên bông hoa đẹp mới đến nhanh chóng trở thành một phần trong văn hóa của họ. Mẫu đơn là bông hoa của tháng 6 ở Nhật Bản. Từ Châu Á nó chu du sang tận đỉnh núi Olympus, tìm cho mình một cái tên.
Peony (tên tiếng Anh của hoa mẫu đơn) được đặt tên theo Peony, một thầy thuốc, học trò của Thần y Asclepius trong thần thoại Hy Lạp. Ông được nữ thần Leto (mẹ pủa thần Mặt Trời Apollo) mách bảo cách lấy được chiếc rễ thần kỳ mọc trên đỉnh Olympus mà nó có thể xoa dịu được cơn đau của người phụ nữ khi sinh nở. Asclepius trở nên ghen tức với Peony. Để cứu Peony thoát chết vì sự phẫn nộ của Asclepius, thần Zeus đã biến ông thành một bông hoa mẫu đơn.
Ngày nay, mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh. Từ xa xưa, loài hoa vương giả này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh “Chúa của muôn hoa”.
Dược tính của mẫu đơn chủ yếu ở rễ và hạt. Rễ cây có tính kháng sinh, giúp giảm đau, trị bỏng, làm giảm huyết áp, giúp trẻ mọc răng, chữa bệnh vàng da, dị ứng, thận... Hạt hoa từng được xem như một loại gia vị thông dụng.
Hoa mẫu đơn bằng đá ngọc thạch anh đem lại vượng khí, cải thiện sức khỏe, tình duyên và những may mắn về vấn đề con cái, gia đình thuận hoà. Nó giúp tăng cường dương khí cho căn phòng hoặc giúp cho cửa hàng, văn phòng kinh doanh.
Nên bày hoa mẫu đơn trong phòng ngủ, phòng khách, văn phòng kinh doanh...

16. Hoa thủy tiên - Nàng tiên hoa nơi chốn thủy cung

Thủy tiên, theo cách gọi tên hoa có nhĩa là “nàng tiên nước”, nàng tiên hoa nơi thủy cung. Quả như vậy, thủy tiên là một loài hoa không nhan sắc rực rỡ như những loài hoa khác mà mảnh mai, trinh khiết, thuỳ mị, mang phong cách nữ tính, ưa sạch sẽ, đầy vẻ quý phái. Thủy tiên thuộc họ huệ, nhưng lá ngắn, củ to hơn, gần như củ hành tây và củ loa kèn (dại).
Hoa thủy tiên có thân trắng như một củ hành nhỏ và được trồng trong nước. Rễ hoa tròn dài và trắng muốt, lá thon dài, xanh mướt. Hoa thủy tiên có cánh mỏng trắng tinh hay vàng nhợt như cánh bướm, nhụy như chiếc cốc nhỏ, khi nở hoa tỏa ra hương thơm. Hoa thủy tiên trắng (Narcissus) là biểu tượng cho sự sang trọng và kiêu sa nhưng ý nghĩa của nó lại là yêu chính mình và mang tính ích kỉ.

Ngược lại với hoa thủy tiên trắng, hoa thủy tiên vàng (Daffodil) lại mang ý nghĩa là quan tâm và hào hiệp. Thủy tiên vàng biểu thị cho tình yêu đơn phương, lòng yêu mến, kính trọng và tinh thần, phong cách hiệp sỹ.

17. Hoa lan - Hội tụ tiền tài, hàn gắn đổ vỡ

Vẻ đẹp của hoa lan được coi là biểu tượng cổ điển ương trưng cho sự sinh sôi nảy nở trong phong thủy, loa lan mang lại năng lượng giúp cân bằng những sự đổ vỡ.
Lan là tên gọi chung của các loài thực vật thuộc họ lan, trên thực tế phân ra thành hoa, cỏ, gỗ (gồm hoa lan, lan thảo, mộc lan). Lan thảo và mộc lan lại có rất nhiều loại.
Bài trí hoa lan trong nhà hội tụ được năng lượng may mắn, xua bớt tà khí.
Lan được mọi người yêu thích, trước hết là ở hương thơm, lan được gọi là “vương giả hương” (hương thơm vương giả), “hương tổ” (tổ tiên của hương thơm). Lan là biểu tượng của sự may mắn, phẩm chất cao thượng.
Vẻ đẹp của hoa lan được coi là biểu tượng cổ điển tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở trong phong thủy. Hoa lan mang lại năng lượng giúp cân bằng những sự đổ vỡ. Nó cũng là biểu tượng trong việc giúp tìm kiếm sự hoàn hảo trong bất kỳ lĩnh vực nào cho cuộc sống của con người.
Tiền tài, sự hoàn hảo, của cải, sắc đẹp, trong trắng - với khả năng thu hút những nguồn năng lượng như vậy, hoàn toàn có thể hiểu tại sao lan lại trở thành một trong những loài hoa được trồng trong nhà nhiều nhất ở phương Tây.
Người xưa thường dùng lan để đại diện cho hương thơm, từ đó gán cho lan vẻ đẹp hoa mỹ và rực rỡ. Rất nhiều từ ngữ xuất hiện thêm chữ “lan” như:
  • Lan thất: Là căn phòng hương thơm tao nhã.
  • Lan thời: Thời gian đẹp đẽ, chỉ ngày xuân.
  • Lan chương: Lời văn hoa mỹ, dùng để ca ngợi thơ văn hoặc thư từ của người khác.
  • Lan tảo: Ví với ngôn từ đẹp đẽ, tinh tế.
Không chỉ vậy, một số người còn ví phẩm chất của lan với con người, dùng để chỉ nhân phẩm và quan hệ luân thường đạo lý trong xã hội. Những từ có thêm lan như:
  • Lan thạch: Hương thơm lâu bền, ví với tư chất tốt đẹp của con người.
  • Lan chi: Ví với phẩm cách và đạo đức cao thượng.
  • Lan tâm huệ tính: Ví với phẩm cách thanh cao trong trắng của người con gái.
  • Lan giao: Chỉ bạn tri kỷ.
Lan không chỉ sở hữu hương thơm thanh khiết còn có thể đuổi được côn trùng, tránh điều không may. Dân gian có tục cầm hoa lan tránh tà hoặc pha lẫn hoa lan với phấn thơm, bôi lên quần áo, sách vở để đuổi côn trùng. Mùa hè hái lan về gội đầu, tóc bóng mượt, thơm ương mà không có gàu.
Treo tranh hoa lan trong nhà cũng mang lại hiệu quả may mán cát tường giống với bày chậu hoa lan tươi.
Tuy nhiên, do hương thơm của hoa lan gây hưng phấn cao và dễ làm mất ngủ, vì thế tránh bày lan trong phòng ngủ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét