Bí ẩn hiện tượng lên đồng

Hiện tượng lên đồng (Hầu bóng, Hầu đồng) là một nghi lễ quan trọng và tiêu biểu của Đạo Mẫu Tứ Phủ của người Việt. Phân biệt với nhiều hình thức tín ngưỡng tôn giáo khác. Đạo Mẫu không hướng con người vào thế giới sau khi chết, mà là một thế giới hiện tại, trần tục với mong ước sức khoẻ, tài lộc.
Hiện tượng lên đồng
Tuy nhiên, trong tâm thức của người dân, để đạt tới ước vọng trần tục ấy thì điểm tựa lại là thế giới siêu nhiên với các Thần linh, các cuộc hành trình của Thần linh từ cõi hư vô trở về tái sinh trên thân xác của các ông đồng - bà đồng trong các nghi lễ lên đồng.

Khác với nhiều tín ngưỡng dân gian, Đạo Mẫu đã hình thành và định hình một thần điện khá đa dạng và hoàn chỉnh. Vị thần chủ tối cao của Đạo này là Thánh Mẫu, tuy có lúc, có nơi bao trùm lên trên vị Thánh Mẫu này còn có NGỌC HOÀNG hay PHẬT BÀ QUAN ÂM.

Thứ tự các vị thần linh được tôn thờ:

1. Thánh Mẫu là một, những lại hoá thân thành Tam vị Thánh Mẫu hay Tứ vị Thánh Mẫu trông coi các miền của vũ trụ: Thiên Phủ (Trời), Địa Phủ (Đất), Thoải Phủ (Nước) và Nhạc Phủ (Rừng núi). Dưới Thánh Mẫu, các vị Thần linh được xếp vào các Hàng và các Phủ.

2. Hàng Quan gồm 10 vị Quan Lớn, được gọi thứ tự từ một đến mười, tuy nhiên 5 vị đầu là Ngũ Vị Quan Lớn được thờ và hay nhập LÊN ĐỒNG.

3. Hàng Chầu (Chúa) gồm 12 vị được gọi từ một đến mười hai, trong đó Tứ vị Chầu Bà là Khâm sai của Tứ vị Thánh Mẫu trông coi các Phủ là quan trọng hơn cả và thường giáng đồng.

4. Hàng Ông Hoàng gồm 10 vị được gọi tên từ một đến mười, tuy nhiên khi các ông đồng - bà đồng xem ngày tốt xấu tốt để thực hiện nghi lễ lên đồng thì có ba vị thường hay giáng lên đồng, đó là Hoàng Bơ (Ba), Hoàng Bảy và Hoàng Mười.

5. Hàng Cô gồm 12 cô, được gọi từ Cô Đệ Nhất (Cô Cả) và Cô thứ 12 (Cô Bé) đều là thị nữ của Thánh Mẫu và các Chầu. Tuỳ theo địa phương, các Cô còn được gọi với các tên khác nhau, như Cô Bé Bắc Lệ (Cô thứ 12 ở Lạng Sơn), Cô Cam Đường (Cô Cả ở Lào Cai), Cô Chín Giếng (Cô Chín), Cô Đồng Mỏ (Cô Đôi - thứ 2),...

6. Hàng Cậu gồm 10 cậu, là phụ tá của các Ông Hoàng, tuy nhiên hay giáng đồng là Cậu Bơ (Cậu thứ ba) và Cậu Bé (Cậu thứ 10).

7. Ngoài các hàng kể trên, trong điện thần còn có Thần Rắn (Lốt) và Thần Hổ cũng được thờ và thường hay giáng đồng.

Cũng như các Thánh Mẫu, các Thần linh kể trên đều được phân thành bốn Phủ: Thiên Phủ mà biểu tượng là màu đỏ, Địa Phủ - màu vàng, Thoải Phủ - màu trắng và Nhạc Phủ - màu xanh. Ngoài bốn phủ kể trên, có lúc người ta còn nói tới Phủ Trần Triều (hay Phủ Nhân Thần) thờ Đức Thánh Trần và các thuộc hạ của ông. Ông là thần chủ ở một số Đền hay được phối thờ ở các đền thờ Tứ Phủ trong phong tục tập quán Việt Nam. Ông và các thuộc hạ của ông thỉnh thoảng cũng giáng đồng để trừ tà ma chữa bệnh. Có lúc, có nơi Đức Thánh Trần đồng nhất với Ngọc Hoàng và trở thành Ngọc Hoàng của Đạo giáo Việt Nam.

HIỆN TƯỢNG “LÊN ĐỒNG” TRONG QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI THẦN LINH.

- Thứ nhất, họ là những người nhạy cảm trước những biến đổi của môi trường, nhất là môi trường xã hội, trong mối quan hệ với mọi người, tính tình thay đổi thất thường, vui đấy nhưng cũng buồn đấy, khi cần, họ có hành động khá quyết đoán. Tính cách này, dân gian thường gọi là tính “đồng bóng”.

- Thứ hai, những người này thường có khả năng về nghệ thuật, nhất là khả năng múa, hát, âm nhạc. Do vậy, khi ra đồng, dù chưa có thời gian học và luyện tập nhưng có thể trình diễn lên đồng khá thuần thục. Nhiều cô bé, cậu bé chỉ mới 7 - 8 tuổi nhưng lên đồng, vào vai thần linh nhập vào họ và hành động.

- Thứ ba, Sau khi trở thành ông Đồng, bà Đồng, về cơ bản họ sinh sống như mọi người, tuy nhiên cũng phải tuân thủ một số kiêng kỵ, nhất là vào dịp lễ tiết. Thí dụ như kiêng kỵ nhiều người trong họ vẫn có gia đình, có vợ chồng như bao người khác.

- Thứ tư, Lên đồng của người Việt, cũng giống như Kút của người Hàn Quốc, chủ yếu là hiện tượng nhập hồn (possession) của thần linh nhiều lần, phân khác với các hiện tượng Shaman của người Xibêri chủ yếu là xuất hồn của thầy Shaman hay then của người Tày vừa xuất hồn vừa nhập hồn.

Lên đồng là một nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng của Đạo Mẫu Tứ Phủ, tuy nhiên, từ lâu đã sản sinh và tích hợp nhiều hiện tượng và sinh hoạt văn hoá nghệ thuật mang tính diễn xướng cộng đồng như âm nhạc, ca hát, múa, các hình thức trang trí... Đặc biệt là hình thức âm nhạc và hát chầu văn, một loại hình hát nghi lễ, dân ca tiêu biểu của Việt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét